Cá rồng và những căn bệnh thường gặp. Đối với cá rồng việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Việc nếu không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng 02 giảm nên dẫn tới việc thở của con cá khó khăn, nhất là việc lượng cả trong bể dày đặc.
Triệu chứng:
Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau lớp viền mang của cá mở rộng, phơi bày những những cơ cấu ở trong mang. Về sau thì lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này sẽ làm cho con cá khó thở nên kém ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị.
Nghiên cứu:
Khi thấy cá thở bất thường thì nên thay đổi 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sủi khí, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy bơm vào bể và có gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước. Một số trường hợp cá bị xoăn nhẹ dùng lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn giảm rất nhiều.
Bệnh xù vẩy
Bệnh này thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu. Bệnh này thường hay xuất hiện vào mùa thu và đông.
Hiện tượng:
các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá sẽ bỏ ăn và hay oằn mình.
Nguyên nhân:
Bệnh chủ yếu là do nấm và sự thay đổi quá đột ngột của môi trường, nước quá bẩn và nghèo oxy.
Bệnh xụp mắt
Thực ra xụp mắt nó cũng không phải là bệnh mà là tình trạng đặc trưng của cá rồng. Theo một số thông tin ở nước ngoài thì là khả năng xụp mắt do di truyền chiếm tới 60%. Cá trẻ đang trưởng thành khả năng bị xụp mắt rất cao vì còn một số nguyên nhân khác như cách cho ăn (thả nhiều mồi xuống bể một lúc nên tạo cho cá thói quen ăn chìm và cá đói hay nhìn xuống đáy), ăn quá nhiều.
Bệnh mờ mắt
Bệnh này khá phổ biến ở nhiều loại cá. Với cá rồng thì từ to đến bé đều có khả năng bị. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do nước không được thay thường xuyên, lượng amôniắc và nitrat quá nhiều. Vi khuẩn gây là bệnh có hình nón bám vào tròng mắt làm viêm, sẽ tạo ra một lớp quầng mầu trắng phủ lấy trong mắt.
Bệnh trướng bụng
Bệnh này có lẽ là ít gặp mà có gặp chắc là tèo, vì vậy nên phòng là chính.
Hiện tượng:
cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, có trường hợp nặng thì chổng đầu hoặc đuôi lên trời (gọi chung là trồng cây chuối). Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn.
Nguyên nhân của bệnh này thường là chủ yếu là do ăn uống. Vì vậy ta nên tránh cho cá ăn quá no vì không phải lúc nào thức ăn cũng đạt tiêu chuẩn gây ra không tiêu và viêm ruột. Nếu cho ăn tôm thì nên bóc cả đầu và râu trước khi cho vào bể vì đầu tôm có một cây kiếm có thể đâm thủng ruột cá.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CẢNH QUAN THANH SƠN
Địa chỉ: NA2, P. Thới Hòa, Bến Cát, Bình Dương
SĐT : 0978 482 814 – 0938 938 585
Mail: nonbosaigon@gmail.com