Xử lý vôi ao nuôi cá Koi – Phòng và trị bệnh cho cá Koi hiệu quả? Các bệnh các Koi thường gặp. Hãy cùng Công ty TNHH Khoáng Sản Đá Vôi Non Bộ Thanh Sơn tìm hiểu nhé các bạn!
Bón vôi là gì?
Bón vôi là đề cập đến việc sử dụng các hợp chất trung hòa axít khác nhau trong ao nuôi.
Lý do bón vôi:
Người nuôi bón vôi cho ao cá koi để cải thiện tình trạng ao. Vôi được áp dụng trong ao chủ yếu vì hai lý do:
Thứ nhất: Để giữ độ pH của đất ao và nước phù hợp cho nuôi cá và duy trì độ kiềm của nước ao.
Thứ hai: Tạo ra sự phong phú của các chất dinh dưỡng trong ao bằng cách tăng cường sự phân hủy các chất hữu cơ ở đáy.
Bón vôi cho ao cá koi có thể không cần thiết. Trong một số điều kiện nhất định, nó có thể gây lãng phí tiền bạc cũng như có thể gây hại cho cá. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, cần phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm nước và đáy đất của ao nuôi.
Nguồn thức ăn
Chủ yếu là trùn chỉ, bo bo đối với cá bột và cá giống, còn cá bố mẹ và cá thương phẩm thường sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự pha chế giữa cám với cá tươi.
Hình thức nuôi
– Nuôi bè: mật độ nuôi từ 50 – 100 con/m2. Trước khi thả cần xử lý cá giống bằng các hóa chất như muối, iodin. Dùng oxytetracyclin tắm cho cá trong 1 phút hoặc ngâm cá trong tetracyclin trong 1 giờ với liều lượng 1 – 2 viên/bao. Cho cá ăn thức ăn công nghiệp như Cargill và thức ăn tự phối trộn có kết hợp với vitamin.
– Nuôi ao: trước khi lấy nước vào, xử lý ao bằng cách phơi ao 2 – 3 ngày, bón vôi bột với liều lượng 2,5 – 3 kg/100 m2 rồi tiếp tục phơi từ 5 – 7 ngày và bón phân hữu cơ, sau 1 tuần bắt đầu thả cá.
Cá nhỏ cho ăn tảo spirulina hoặc bo bo, cá lớn cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên.
Quy trình và phương pháp thực hiện phòng bệnh cá Koi bằng vôi
Các biện pháp phòng bệnh chung cho cá koi: tẩy và dọn ao nuôi kỹ trước khi thả cá, bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc vôi bột CaO ( vôi nung), phơi ao để diệt mầm bệnh. Cá mua về phải biết rõ nguồn gốc, không bị nhiễm các mầm bệnh.
Cá mới bắt về phải được cách ly kiểm dịch. Chọn cá giống khỏe mạnh. Trước khi thả nuôi, tắm cá bằng muối 3% để sát trùng vết thương do vận chuyển.
Cho cá ăn vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nước. Ngăn chặn các loài chim hoang dã và chim ăn thịt làm hại cá.
Sử dụng riêng biệt các dụng cụ cho các ao nuôi khác nhau. Trong quá trình nuôi tránh gây sốc cá, không nuôi chung với các loài cá khác có khả năng mang mầm bệnh.
Vệ sinh môi trường nuôi thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao.
Nếu pH dưới 7, bón 2 kg vôi/100 m3 nước, pH từ 7 – 8,5 bón 1 kg vôi/100 m3, bón định kỳ 2 – 4 lần/tháng.
Pha nước vôi loãng tạt đều ao để tiêu diệt mầm bệnh. Đối với cá nuôi bè, hàng tháng phải treo ngập nước túi có chứa 2 – 4 kg vôi bột ở đầu bè.
Trộn kháng sinh cho cá ăn vào những thời điểm giao mùa hoặc trước khi vận chuyển cá.
Sử dụng sulphamerazin liều lượng 220 mg/kg cá/ngày hoặc oxytetracyclin 75 mg/ kg cá/ngày, cho ăn kéo dài trong vòng 7 – 10 ngày.
Khi cá yếu hoặc có dấu hiệu bệnh (thường xảy ra khi thay đổi môi trường nuôi), ngâm cá với oxytetracyclin liều lượng 10 g/100 lít nước, ngâm liên tục từ 5 – 7 ngày.
Trong quá trình điều trị không nuôi nhốt cá ở mật độ quá cao và ngưng cho ăn trong vài ngày.
Các bệnh thường gặp ở cá koi và cách điều trị cá Koi bị bệnh
Tuột nhớt
– Biểu hiện: cơ thể cá bị mất nhớt, cứng mình, trắng mắt. Bệnh xảy ra đồng loạt sau vài giờ, cá ít hoạt động nên còn gọi là bệnh ngủ.
Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 6) ở mọi lứa tuổi và cỡ cá với tỷ lệ cá chết từ 60 – 70%.
– Điều trị: ngâm cá trong nước muối với nồng độ 3 – 7‰ khoảng 12 giờ hoặc thay 70% nước và bón vôi bột để nâng pH nước.
Lở loét
– Biểu hiện: thân cá bị ghẻ tróc, lở loét, trầy da, đốm đỏ, cá bơi lờ đờ, bỏ ăn.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi cá với kiểu chết rải rác do môi trường nước xấu, cá bơi va chạm vào nhau, gây tổn thương lẫn nhau.
– Điều trị: dùng formol với nồng độ 5 ml/100 lít nước tắm cho cá, hoặc tắm muối cho cá với nồng độ 1,5 kg/20 lít nước, hoặc cho cá ăn kháng sinh oxytetracyclin. Có thể ngâm tetracyclin trong hồ với số lượng 1 – 2 viên/20 lít nước.
Phù mang
– Biểu hiện: mang cá có mủ, các sợi mang dính lại với nhau, nhiều nhớt, nhạt màu và hoại tử làm cho cá khó thở nên dễ xảy ra chết hàng loạt với tỷ lệ 60 – 70%, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh.
– Điều trị: sục khí mạnh và bỏ bột đồng sunfat 2,5 ppm vào trong hồ, bệnh sẽ tự khỏi sau 24 giờ.
– Có thể dùng muối, formol, xanh malachite để tắm cho cá.
Đốm trắng
– Biểu hiện: da cá hiện lên những đốm trắng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi cá, gây cho cá khó chịu nhưng không gây chết.
– Điều trị: dùng muối, formol, xanh malachite để tắm cho cá.
Đường ruột
– Biểu hiện: bụng cá bị chướng to, cá bắt đầu chán ăn rồi bỏ ăn hoàn toàn, sau 3 – 4 ngày thì chết. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và cỡ cá, tỷ lệ chết dưới 5%.
– Điều trị: cho cá ăn thức ăn trộn với kháng sinh Vime-ciprocin với liều lượng 500 g Vime-ciprocin/300 kg cá