Cung ứng nhân lực có quy trình như thế nào? – Cung ứng nhân lực là quá trình xác định nhu cầu nhân sự, tìm kiếm và cung cấp đúng số lượng nhân viên phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ và kỹ năng vào đúng thời điểm. Hoạch định cung ứng nhân lực có vị trí quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp.
Trước khi tìm hiểu về cách lập kế hoạch cung ứng nhân lực hiệu quả thì bạn đọc cần biết được quy trình như thế nào? hiểu quả của cung ứng nhân lực ra sao. Việc hiểu rõ về yếu tố tác động đến quá trình cung ứng nhân sự sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp lập kế hoạch cải thiện, khắc phục tình hình một cách dễ dàng.
Dịch vụ cung ứng nhân lực Đại Nam | Nhân viên nhiệt tình |
Dịch vụ bốc xếp hàng hóa Đại Nam | Không phát sinh chi phí |
Chuyển nhà trọn gói Đại nam | Nhân viên nhiệt tình |
Vận chuyển kho xưởng Đại Nam | Uy tín, chất lượng |
Cung ứng nhân lực là gì?
Cung ứng nhân lực là dịch vụ được cung cấp bởi công ty cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Để đạt được mục tiêu về nhân lực, bộ phận nhân sự của công ty cần phải tiến hành đánh giá nhu cầu của công ty, định vị trên thị trường và tiến hành tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự thích hợp.
Lập kế hoạch cung ứng nguồn nhân lực không chỉ đơn giản là đánh giá số lượng nhân sự, lấp đầy các vị trí còn trống mà còn phải nắm vững quy tắc phân bổ nguồn lực, duy trì sự cân bằng.
Quá nhiều nhân viên chưa chắc đã đem lại hiệu quả khi quản trị mà còn làm tăng chi phí trực tiếp, ảnh hưởng đến chi phí đào tạo. Ngược lại thiếu nhân sự sẽ làm cho lượng công việc bị quá tải, sinh ra áp lực, sự căng thẳng cho nhân viên và dễ phát sinh nguy cơ nghỉ việc.
Vì vậy dịch vụ cung ứng nhân lực sẽ hoạt động với chức năng tương tự như phòng nhân sự 1 công ty, với các nhiệm vụ chính gồm có:
- Cung cấp số lượng nhân sự cần thiết có đủ trình độ và kỹ năng làm việc theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Thúc đẩy nhân sự của công ty làm việc hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng của người lao động.
- Tối ưu hóa kế hoạch nhân sự liên kết với các kế hoạch khác của doanh nghiệp, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh doanh tổng thể, tăng sức cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp.
Cung ứng nhân lực giúp việc lập, duy trì và phát triển kế hoạch cung ứng nhân lực hiệu quả, linh động điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp vì các điều kiện trong thị trường lao động liên tục thay đổi.
Cung ứng nhân lực có quy trình như thế nào?
Quy trình thực hiện cung ứng nhân lực phải trải qua 4 bước bao gồm:
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Phía công ty cung ứng lao động mà doanh nghiệp hợp tác sẽ tiến hành tìm hiểu và thảo luận các thông tin chi tiết với doanh nghiệp để mô tả công việc, tìm hiểu yêu cầu, môi trường làm việc…để đưa ra giải pháp sử dụng dịch vụ hiệu quả. Công ty cung ứng sẽ thu thập thông tin và phải hồi khách hàng theo thời gian thỏa thuận.
Bước 2: Tuyển dụng và sàng lọc ứng viên.
Tại bước này, phía công ty cung ứng sẽ tiến hành tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ theo những yêu cầu từ phía doanh nghiệp của bạn đưa ra. Thời gian tuyển dụng và sàng lọc sẽ do doanh nghiệp của bạn và phía cung ứng thỏa thuận dựa trên tính chất công việc, các kỹ năng yêu cầu và quyền lợi của lao động.
Bước 3: Hỗ trợ kiểm tra tay nghề.
Phía cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra tay nghề của lao động như tiến hành phỏng vấn tại địa điểm mà doanh nghiệp mong muốn.
Bước 4: Cung ứng lao động và quản lý lao động hàng ngày.
Sau khi tiến hành ký kết hợp đồng cung ứng lao động, lao động vượt qua vòng phỏng vấn sẽ thực hiện công việc được giao. Phía cung ứng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra tình trạng và chất lượng công việc từ lao động để đảm bảo chất lượng lao động cho doanh nghiệp.
Hiệu quả của quy trình cung ứng nhân lực
+ Giúp doanh nghiệp kết nối nhanh hơn, đơn giản hơn với nguồn nhân lực trong nước.
+ Hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm lao động, phỏng vấn, kiểm tra tay nghề.
+ Cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp một cách kịp thời, linh hoạt.
+ Quản lý lao động dễ dàng và hiệu quả hơn.
+ Giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian trong khâu tuyển dụng.
+ Giảm thiểu những rủi ro, nghĩa vụ của doanh nghiệp để tập trung tốt hơn cho nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh cốt lõi.